DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu trong lòng động mạch khi tim co bóp để tống máu đến các cơ quan.

Huyết áp có 2 chỉ sốt, huyết áp tâm thu (số ở trên) và huyết áp tâm trương (số ở dưới).

VD: Huyết áp 120/80mmHg thì HA tâm thu là 120mmHg, HA tâm trương là 80mmHg.

2. Phát hiện tăng huyết áp bằng cách nào?

Muốn nhận biết có bị tăng huyết áp hay không cần đo huyết áp bằng máy. Người bệnh có thể sử dụng máy đo huyết áp điện tử để tự đo, loại máy đo với ống nghe nên được thực hiện bởi nhân viên y tế.

Người được đo huyết áp cần được nghỉ ngơi trước khi đo 10-15 phút, không sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê, trà). Tư thế ngồi hay nằm đều được, nếu ngồi thì chân chạm đất và tay đặt ngang ngực. Tốt nhất nên đo 3 lần cách nhau 5-10 phút, lấy kết quả trung bình của 3 lần đo.

3. Thế nào là tăng huyết áp?

Huyết áp bình thường khi số trên từ 130mmHg trở xuống, số dưới từ 80mmHg trở xuống. Nếu huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên là đã bị tăng huyết áp.

Huyết áp 140/90mmHg trở lên => Tăng huyết áp.

4. Ai dễ bị bệnh tăng huyết áp?

Tuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp. Người bị đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, có thói quen ăn mặn, hút thuốc lá là những người dễ bị tăng huyết áp.

5. Tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Người bị tăng huyết áp không kiểm soát tốt dễ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, suy thận.

6. Nên làm gì khi bị tăng huyết áp?

  • Giảm ăn mặn, xây dựng chế độ ăn lành mạnh.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Giảm cân nếu bị béo phì.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Uống thuốc đầy đủ.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp.

7. Ăn uống hợp lý để phòng tránh tăng huyết áp

Để phòng tránh bị tăng huyết áp, mỗi người nên có chế độ ăn lành mạnh, bao gồm:

  • Bữa ăn luôn đầy đủ đa dạng các nhóm chất đạm, đường, chất béo, rau quả để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Ăn nhạt, hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể, tổng lượng muối đưa vào cơ thể không nên quá 5g #2000mg Natri.
  • Ưu tiên thức ăn chế biến thanh đạm: luộc, hấp...
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều chất béo không có lợi cho cơ thể như: các loại mỡ động vật (trừ cá), da, nội tạng động vật, các thức ăn chiên ở nhiệt độ cao...
  • Thay thế một phần đạm động vật bằng đạm thực vật như các loại đậu: đậu tương, đậu nành...
  • Dùng các loại dầu thực vật (dầu mè, dầu oliu) thay thế mỡ động vật.
  • Duy trì mức cân nặng hợp lí thông qua theo dõi chỉ số BMI

  • Đối với người thừa cân nên có kế hoạch giảm cân.
  • Giảm sử dụng rượu bia, ngưng thuốc lá.
  • Các thực phẩm chứa nhiều muối:
  • Các thực phẩm nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe:

8. Thực hiện giảm ăn mặn bằng cách nào?

  • Giảm lượng muối khi nêm nếm thức ăn.
  • Hạn chế sử dụng nước chấm trong các bữa ăn, nếu có nên dùng nước chấm pha loãng thay vì nước chấm nguyên chất sẽ giảm độ mặn, giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các loại muối chấm khi ăn trái cây.
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như: Mì tôm, xúc xích lạp xưởng, các loại dưa muối, cá muối.
  • Rửa qua các loại thực phẩm có nhiều muối trước khi sử dụng (dưa muối, cải muối, cá muối...)
  • Chú ý đọc thành phần trên bao bì khi mua thực phẩm: chú ý thành phần tên Natri /Sodium để lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN