NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI D

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI D

TỔNG QUAN

Viêm gan siêu vi D là tình trạng viêm nhiễm tại gan do vi rút viêm gan D (HDV) gây ra ở bệnh nhân có nhiễm vi rút viêm gan B (HBV).Viêm gan siêu vi D không thể xuất hiện ở bệnh nhân không nhiễm HBV.Đồng nhiễm HDV-HBV được xem là thể bệnh nghiêm trọng nhất do nhanh chóng tiến triển đến ung thư biểu mô tế bào gan và tử vong.

Tiêm ngừa vắc xin viêm gan B là biện pháp duy nhất để ngăn ngừa nhiễm HDV.

PHÂN BỐ ĐỊA LÝ

Trong một nghiên cứu đã công bố trên tạp chí bệnh gan (Hepatology) vào năm 2020 được thực hiện với sự hợp tác của tổ chức y tế thế giới(WHO),người ta ước tính rằng vi rút viêm gan D ảnh hưởng gần 5% số người trên toàn cầu bị nhiễm HBV và đồng nhiễm HBV có thể giải thích khoảng 1 trong 5 trường hợp mắc bệnh gan và ung thư gan ở người nhiễm HBV.Nghiên cứu cũng đã xác định những điểm nóng về địa lý có tỷ lệ nhiễm HDV cao: Mông cổ, Cộng hoà Moldova,các nước ở Tây và Trung phi.

LÂY TRUYỀN

Đường lây truyền của HDV giống HBV, xảy ra khi có tổn thương da (tiêm chích,xăm mình…) hoặc qua tiếp xúc với máu và các sản phẩm của máu bị nhiễm bệnh.Có thể lây truyền từ mẹ sang con nhưng hiếm gặp.

Tiêm vắc xin ngăn ngừa viêm gan B cũng ngăn ngừa đồng nhiễm HDV và do đó mở rộng các chương trình tiêm chủng viêm gan B ở trẻ em sẽ dẫn đến giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm gan siêu vi D trên toàn thế giới.

Người mang HBV mạn có nguy cơ nhiễm HDV.Những người không có miễn dịch với HBV thì có nguy cơ nhiễm HBV nên những người này cũng có nguy cơ bị nhiễm HDV.

Những người có nhiều nguy cơ bị đồng nhiễm HBV và HDV bao gồm người bản địa,những người tiêm chích ma tuý và người bị nhiễm vi rút viêm gan C hoặc nhiễm HIV.Nguy cơ đồng nhiễm dường như cũng có khả năng cao hơn ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo,nam giới có quan hệ tình dục đồng giới và gái mại dâm.

TRIỆU CHỨNG

Trong viêm gan cấp tính nhiễm đồng thời HBV và HCV biểu hiện lâm sàng bao gồm từ thể nhẹ đến thể nặng với các triệu chứng khó phân biệt được với các loại viêm gan siêu vi cấp khác.

Những dấu hiệu lâm sàng thường xuất hiện 3-7 tuần sau khi nhiễm phải và bao gồm: sốt,mệt mỏi,chán ăn,buồn nôn,nôn,nước tiểu sậm màu,phân nhạt màu,vàng da(vàng mắt) và thậm chí viêm gan tối cấp.Tuy nhiên sự hồi phục thường hoàn toàn,diễn tiến đến viêm gan tối cấp là không thường xảy ra và viêm gan D mạn là rất hiếm gặp(< 5% viêm gan cấp tính).

Trong trường hợp bội nhiễm,nhiễm HDV có thể nhiễm ở người đã bị nhiễm HBV.Sự bội nhiễm HDV trên người viêm gan siêu vi B mạn làm tăng tốc độ tiến triển đến bệnh nặng hơn ở mọi lứa tuổi.Bội nhiễm HDV làm tăng tốc độ tiến triển đến xơ gan sớm hơn thập kỷ so với người nhiễm HBV đơn thuần.

Bệnh nhân xơ gan do HDV có nguy cơ cao bị ung thư biểu mô tế bào gan(HCC),tuy nhiên cơ chế tại sao HDV gây viêm gan nặng hơn và tiến triển xơ hoá nhanh hơn so với nhiễm  HBV đơn thuần vẫn chưa rõ ràng.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán nhiễm HDV dựa vào xét nghiệm IgG và IgM anti HDV tăng cao và được khẳng định nhiễm bởi xét nghiệm HDV-RNA huyết thanh dương tính.

Tuy nhiên các xét nghiệm chẩn đoán HDV không được phổ biến rộng rãi và không có tiêu chuẩn hoá cho các xét nghiệm HDV-RNA mà được sử dụng để theo dõi đáp ứng với liệu pháp kháng vi rút.

ĐIỀU TRỊ

PEGα (Pegylated Interferon α) là thuốc điều trị thường được khuyên dùng cho bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan D.Điều trị nên kéo dài ít nhất 48 tuần,thuốc điều trị này có tác dụng phụ đáng kể và không nên dùng ở bệnh nhân xơ gan mất bù,bệnh tâm thần tiến triển và các bệnh tự miễn.

PHÒNG NGỪA

Mặc dù WHO không có khuyến cáo cụ thể nào về phòng ngừa viêm gan siêu vi D nhưng việc phòng ngừa lây truyền HBV thông qua tiêm chủng viêm gan B,bao gồm liều trẻ mới sinh,điều trị dự phòng kháng vi rút cho phụ nữ có thai,an toàn truyền máu,thực hành tiêm an toàn trong các cơ sở y tế làm giảm tác hại bằng kim tiêm và ống tiêm sạch có hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây truyền HDV.Chủng ngừa viêm gan B không đem lại sự bảo vệ ngăn ngừa nhiễm HDV cho những người đã bị nhiễm HBV./.

💬 Người bệnh và gia đình quan tâm thăm khám sức khỏe, liên hệ ngay bệnh viện qua hotline hoặc fanpage facebook để được chăm sóc, hỗ trợ giải đáp nhanh nhất!
-----------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN TAM KỲ
- Địa chỉ: Lô A50 Trương Chí Cương, P. Hoà Thuận, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam
- Cấp cứu: 1900 966 910
- Tổng đài: 02353 97 97 97
- Fanpage facebook: https://www.facebook.com/dakhoasaigontamky

                                                                               

                                              BS CKI Trần Ngọc Hưng - Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ

                                                      Nguồn: Tổ chức y tế thế giới (WHO) ngày 24/6/2022.

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN