BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý của phổi. Khi bạn bị COPD, bạn đã có vấn đề về phổi.

Bệnh có nghĩa là bệnh, phổi là phổi, tắc nghẽn là đường thở bị nghẽn một phần, mạn tính nghĩa là sẽ không dứt được.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh phổi mãn tính được gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, tiết chất nhầy và thở khò khè. Những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

2. Ai bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

COPD không lây, bạn không thể mắc COPD từ người khác. Người lớn mắc COPD, trẻ em không bị.

Hầu hết bệnh nhân COPD có hút thuốc hay đã từng hút thuốc. Hút thuốc là càng nhiều, thời gian càng nhiều thì khả năng mắc bệnh càng cao. Một số người dù chưa hút thuốc vẫn có thể mắc COPD do bị hen, di chứng lao phổi, bệnh giãn phế quản…

Hút thuốc càng nhiều thì khả năng mắc bệnh COPD càng cao

Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi thời gian dài cũng có thể mắc COPD.

Hãy đến bác sĩ khi bạn có vấn đề về hô hấp hay bị ho đã hơn 1 tháng. Phần lớn bệnh nhân đợi cho đến khi bệnh hô hấp nặng mới tìm đến bác sĩ. Họ không chú ý đến triệu chứng ho hay vấn đề hô hấp nhẹ trong nhiều năm

Tiếp xúc lâu dài với khói, bụi khiến phổi dễ bị tổn thương

Phần lớn bệnh nhân COPD đã ở độ tuổi 40 trở lên. Nhưng những người trẻ hơn 40 cũng vẫn có thể bị COPD.

3. Mức độ tiến triển của COPD

Bác sĩ sẽ khám và sẽ hỏi về tình trạng hô hấp và sức khỏe của bạn, nơi ở và nơi làm việc, có thể sẽ cần làm vài xét nghiệm hô hấp để chẩn đoán.

Tiến triển của COPD thay đổi khác nhau ở mỗi người. Một số tình trạng không thể chữa khỏi hoặc cải thiện triệu chứng, nhưng đối với nhiều người, việc điều trị có thể giúp kiểm soát bệnh để không hạn chế nghiêm trọng các hoạt động hàng ngày.

Nhưng ở một số người, COPD có thể tiếp tục trở nên tồi tệ hơn mặc dù được điều trị, và cuối cùng nó sẽ tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống, cũng như nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

4. Những việc nên làm để chậm quá trình tổn hại phổi cho người bệnh COPD

  • Ngưng hút thuốc, đây là việc quan trọng nhất để giúp cho phổi của người bệnh
  • Hãy đến bác sĩ định kỳ và dùng thuốc đúng theo hướng dẫn. Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần và đem theo thuốc, đơn thuốc mỗi lần tái khám và tác dụng của thuốc như thế nào (có bị mệt, run tay, hồi hộp?..) Ngoài ra, cần phải tuân thủ dùng thuốc theo đơn. Nếu trong gia đình có người nhà biết thuốc mà người bệnh đang sử dụng thì nên để thuốc ở nơi người nhà có thể thấy được. Nếu dùng thuốc hít, người bệnh phải học cách dùng bình hít đúng cách.
  • Nếu có triệu chứng khó thở phải đến bệnh viện ngay.

Chuẩn bị sẵn những thứ cần thiết 1 chỗ để khi cần đi bệnh viện mang theo: Đơn thuốc, tiền bạc, số điện thoại của bác sĩ, địa chỉ bệnh viện và người có thể đưa người bệnh đến bệnh viện.

Đi cấp cứu ngay nếu khó thở, nói không nổi, đi không nổi, môi hay móng tím tái, mệt, hồi hộp ngực (nhịp tim nhanh hoặc không đều), dùng thuốc cắt cơn khó thở nhưng không đỡ.

  • Giữ không khí trong nhà thật sạch. Tránh khói bụi và các loại hơi, mùi gây khó thở.

Nếu phải sơn hay xịt thuốc diệt côn trùng thì nên làm khi người bệnh không ở nhà.

Nấu nướng gần cửa sổ, để mở của sổ cho khói và mùi nồng gắt bay ra ngoài.

Nếu có dùng củi lửa hoặc dầu hỏa, nên để của sổ mở hé để tránh hơi khói.

Đóng của sổ và ở trong nhà khí bên ngoài bị ô nhiễm và có nhiều bụi

  • Giữ thân thể khỏe mạnh

Các bài tập thở có thể giúp mỗi khi khó thở. Hãy yêu cầu bác sĩ hướng dẫn các bài tập thở tốt nhất cho người bệnh.

Đi bộ và tập thể dục đều đặn: hãy bắt đầu với các bài tập chậm rãi. Khi cảm thấy hụt hơi, hãy dừng lại và nghỉ ngơi. Hãy hỏi bác sĩ về chế độ luyện tập thích hợp với tình trạng của bản thân người bệnh.

Ăn uống đủ chất, giữ cân nặng thích hợp: Ăn uống đầy đủ các nhóm chất, rau củ, thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu… Nếu người bệnh dễ ho, hãy ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu thừa cân, phải giảm cân. Khi thừa cân, người bệnh sẽ khó thở và khó đi lại hơn. Nếu quá gầy, hãy ăn thêm thức ăn để lên cân và đảm bảo sức khỏe.

  • Nếu mắc COPD nặng, hãy sống tích cực tối đa, làm cuộc sống ở nhà càng dễ chịu càng tốt

Có chỗ nghỉ ngơi thoải mái, để mọi người có thể đến thăm được.

Làm mọi việc chậm rãi. Sắp xếp vật dụng ở những nơi dễ thấy dễ lấy.

Chọn quần áo, giày dép rộng rãi, dễ mặc.

  •  Hãy lên kế hoạch trước nếu muốn ra ngoài hoặc đi xa

Nên đi ra ngoài vào thời điểm người bệnh thấy khỏe nhất trong ngày. Tính toán thời gian trở về để dùng liều thuốc kế tiếp. Không nên đến những nơi đông người, nơi phải di chuyển bằng cầu thang bộ.

Mang theo số điện thoại bác sĩ và người nhà có thể gọi khi cần. Luôn mang theo thuốc cắt cơn khó thở bên người.

Nếu không khỏe/ không cần thiết, hãy ở nhà.

Nếu cần đi xa hoặc dài hơn 1 ngày, hãy hỏi bác sĩ những thứ cần mang theo phòng khi có vấn đề.

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN