1. Nguyên nhân:
Bệnh tự miễn (Viêm tuyến giáp Hashimoto) là nguyên nhân chính gây suy giáp. Suy giáp có thể xảy ra khi mang thai, là do giai đoạn đầu của Hashimoto, điều trị suy giáp chưa đủ liều, trước đó điều trị cường giáp bằng thuốc kháng giáp trạng.
2. Nguy cơ suy giáp đối thai kỳ đối với mẹ:
Không điều trị hoặc điều trị không đủ liều gây nên thiếu máu (Hồng cầu giảm), bệnh lý về cơ (đau cơ, yếu cơ), suy tim sung huyết, tiền sản giật, bất thường về nhau thai, trẻ sinh ra nhẹ cân và chảy máu sau sinh. Những biến chứng này hầu hết xảy ra ở những thai phụ suy giáp nặng. Hầu hết suy giáp nhẹ sẽ không có triệu chứng hoặc các triệu chứng là do việc mang thai. Trong quá trình mang thai, suy giáp liên quan đến tăng nguy cơ một số biến chứng, bao gồm:
- Tiền sản giật (TSG) và tăng huyết áp thai kỳ.
- Rau bong non
- Nhịp tim thai không ổn định.
- Sinh non, bao gồm cả sinh cực non (trước 32 tuần)
- Trẻ sơ sinh nhẹ cân (có thể do sinh non vì TSG trong một nghiên cứu nhưng nghiên cứu thứ 2 tỷ lệ TSG là không đáng kể).
- Tăng tỷ lệ mổ lấy thai.
- Băng huyết sau sinh.
- Tăng bệnh suất và tử suất chu sinh.
- Suy giảm thần kinh và nhận thức ở trẻ.
3. Nguy cơ suy giáp thai kỳ đối với em bé:
Hóc môn tuyến giáp cực kỳ cần thiết cho sự phát triển não trẻ. Trẻ sinh ra suy giáp bẩm sinh (không có chức năng tuyến giáp) có thể bất thường nghiêm trọng về nhận thức và sự phát triển của hệ thần kinh. Điều này có thể phòng nếu trẻ được phát hiện sớm ngay sau sinh. Vì vậy, tại Mỹ tất cả những đứa trẻ được sinh ra đều được sàng lọc suy giáp bẩm sinh để được điều trị thay thế hóc môn tuyến giáp sớm nhất có thể. Ảnh hưởng của thai phụ bị suy giáp lên sự phát triển của não trẻ còn chưa rõ ràng. Suy giáp thai kỳ nặng không được điều trị có thể dẫn đến giảm sự phát triển não trẻ. Một số nhà khoa học khuyên nên kiểm tra TSH trước khi mang thai hoặc khi có thai càng sớm càng tốt, đặc biệt ở những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh lý tuyến giáp (trước đó điều trị cường giáp, tiền sử gia đình mắc bệnh lý tuyến giáp, bướu cổ). Phụ nữ suy giáp cần chắc chắn làm TSH khi mang thai, hóc môn tuyến giáp cần cao hơn trong thai kỳ, do đó thường phải tăng liều levothyroxine. Nếu TSH bình thường, không cần phải kiểm tra nhiều, phụ nữ cần tư vấn bác sĩ nếu muốn có thai. Phụ nữ bị suy giáp cần được điều trị để TSH và FT4 bình thường.
4. Điều trị suy giáp thai kỳ
Mục tiêu của việc thay thế T4 trong thai kỳ là phục hồi chức năng tuyến giáp càng sớm càng tốt. Hướng dẫn dùng thuốc chung như sau:
- TSH > 4 mU/L (hoặc cao hơn quần thể chung và mức giới hạn trên bình thường của thai kỳ), với FT4 thấp (sử dụng phương pháp xét nghiệm và phạm vi tham chiếu của thai kỳ): Gần với liều thay thế hoàn toàn (khoảng 1,6 µg/kg thể trọng mỗi ngày)
- TSH > 4 mU/L, với FT4 bình thường - Liều trung bình (khoảng 1 µg/kg mỗi ngày)
- TSH 2,6 đến 4 mU/L - Nếu đã có quyết định điều trị ở phụ nữ bình giáp bằng kháng thể TPO, liều thấp (thường là 50 µg mỗi ngày)
Nên uống T4 khi bụng rỗng, lý tưởng nhất là một giờ trước khi ăn sáng, tuy nhiên ít bệnh nhân có thể đợi đủ 1 giờ trước ăn.
Điều trị suy giáp ở phụ nữ mang thai giống như với đàn ông và phụ nữ không mang thai bị suy giáp, đó là dùng hóc môn tuyến giáp tổng hợp để thay thế. Thường sẽ phải tăng liều hóc môn lên 25-50% khi mang thai, thỉnh thoảng có trường hợp phải tăng liều gấp đôi. Phụ nữ nên điều chỉnh liều levothyroxine tối ưu trước khi mang thai và kiểm tra TSH ngay khi có thai để bác sỹ điều chỉnh TSH về mức bình thường. Chức năng tuyến giáp được kiểm tra mỗi 6-8 tuần trong suốt quá trình mang thai để chắc chắn chức năng tuyến giáp bình thường. Nếu thay đổi liều levothyroxine thì cần kiểm tra chức năng tuyến giáp sau 4 tuần. Sau sinh càng sớm càng tốt, liều levothyroxine được đưa về giống như trước khi mang thai.
Điều quan trọng nên biết rằng vitamin dành cho phụ nữ mang thai có chứa sắt và can-xi, sẽ làm giảm hấp thu hóc môn tuyến giáp qua đường tiêu hóa. Do đó cần uống các thuốc vào những thời điểm khác nhau, cách nhau ít nhất 2-3 giờ.
Suy giáp là một căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ với mẹ và với cả thai nhi. Tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ, phòng khám Sản khoa luôn tư vấn, thăm khám và tầm soát đối với các mẹ bầu. Bên cạnh đó, Khoa Phụ Sản đã phối hợp cùng Khoa Nội tổng quát thăm khám và điều trị thành công cho hàng trăm bệnh nhân bị các bệnh lý nội khoa như huyết áp, đái tháo đường, tuyến giáp trong thai kỳ.
ThS. BSNT Trần Thị Vân Anh - Trưởng khoa Nội tổng quát