BỆNH SỞI NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO? CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH.

BỆNH SỞI NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO? CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH.

I. Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là bệnh nhiễm trùng do vi rút Sởi (Polynosa morbillorum) gây ra. Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm B; Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp từ người này sang người khác. Người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ, nhất là ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi; bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng thậm chí có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.

II. Tình hình dịch bệnh.

Trên cả nước tính đến ngày 30/8/2024, hệ thống giám sát ghi nhận 2.641 trường hợp sốt phát ban nghi Sởi (1.033 trường hợp xác định dương tính); số nghi mắc cao hơn 10 lần và số trường hợp xác định dương tính cao hơn 32,3 lần so với cùng kỳ năm 2023 (262 trường hợp sốt phát ban nghi sởi/32 trường hợp xác định dương tính).Kết quả đánh giá nguy cơ sởi tại 63 tỉnh, thành phố theo khuyến cáo của WHO trong tháng 6/2024 cho thấy:
    - 7 tỉnh có nguy cơ rất cao: Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Bình Phước, Kiên Giang.
    - 7 tỉnh có nguy cơ cao: Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Cà Mau.

Đáng báo động là trong tháng 8-2024 các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn TP.HCM đã phát hiện 21 học sinh bị bệnh sởi. Trước tình hình số ca bệnh sởi tăng nhanh, trong đó có 3 trẻ đã tử vong, trước tình hình đó UBND TP HCM đã có quyết định công bố dịch sởi với quy mô toàn thành phố. Đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch bệnh: Ngày 27/8/2024, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 3547/QĐ-UBND về việc công bố dịch Sởi quy mô toàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Căn cứ Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2014 hướng dẫn dấu hiệu mắc bệnh sởi như sau:

III. CHẨN ĐOÁN

a, Thể điển hình
Giai đoạn ủ bệnh: 10-14 ngày: Người bệnh không có triệu chứng gì
Giai đoạn khởi phát: 2-4 ngày.
+ Bệnh nhân sốt cao
+ Viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc
+ Đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ 0,5-1 mm màu trắng có quầng ban đỏ ở trên niêm mạc miệng                            
Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày

+ Sau sốt cao 3-4 ngày bệnh nhân bắt đầu phát ban, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân, ban hồng sẩn,khi căng da thì ban biến mất
+ Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
– Giai đoạn hồi phục:
+ Ban nhạt dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu.
+ Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi.
+ Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

b) Thể không điển hình

– Có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt. Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.

– Bệnh nhân cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo. Xét nghiệm có thể có tăng men gan.

IV. Biến chứng

a) Biến chứng thần kinh

– Viêm não màng não cấp tính: Thường xuất hiện khi bệnh vào giai đoạn hồi phục. Biểu hiện lâm sàng có thể sốt lại, đau đầu, cứng gáy, co giật và thay đổi ý thức từ lú lẫn, ngủ gà tới hôn mê. Ngoài ra có thể có thất điều, rung giật cơ, múa giật-mùa vờn và các dấu hiệu viêm tuỷ như liệt hai chi dưới, liệt tứ chi, mất cảm giác, rối loạn cơ tròn,…

– Bên cạnh viêm não màng não cấp tính còn có thể viêm não sau khi mắc sởi nhiều năm.

b) Biến chứng bội nhiễm hay gặp ở trẻ em

– Sau khi ban bay bệnh nhân sốt lại. Có thể gặp bội nhiễm ở các bộ phận sau:

+ Viêm tai giữa.

+ Viêm thanh quản.

+ Viêm phế quản phổi.

+ Viêm phổi.

+ Lao tiến triển.

+ Viêm loét hoại tử miệng (cam tẩu mã).

+ Tiêu chảy.

+ Viêm kết-giác mạc.

+ Viêm cơ tim.

c) Phụ nữ mang thai bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.

V. ĐIỀU TRỊ

– Bệnh nhân sởi cần được cách ly.

– Điều trị hỗ trợ.

+ Vệ sinh da, mắt, miệng họng.

+ Tăng cường dinh dưỡng.

+  Hạ sốt:

+ Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.

+ Bổ sung vitamin A:

– Phát hiện và điều trị sớm biến chứng.

VI.PHÒNG BỆNH:

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là chủ động bằng vắc xin

– Thực hiện tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng  theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia.

+ Tiêm chủng sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi

+ Mũi thứ 2 khi trẻ 12 tháng

+ Và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ từ 3 tuổi => 6  tuổi

–Tiêm sởi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi mang thai nhằm tăng cường bảo vệ cho trẻ sơ sinh.

– Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

-----------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN TAM KỲ
- Địa chỉ: Lô A50 Trương Chí Cương, P. Hoà Thuận, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam
- Cấp cứu: 1900 966 910
- Tổng đài: 02353 97 97 97

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN