BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM

BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM

1. Thủy đậu ở trẻ em là gì?

Thủy đậu ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra, bệnh có tỷ lệ mắc cao ở trẻ dưới 15 tuổi và thường xảy ra ở khu vực đông dân cư vào thời điểm giao mùa. Nhiều phụ huynh chủ quan bệnh thủy đậu chỉ là bệnh ngoài da nên chỉ lo lắng tới mụn nước do thủy đậu có thể làm bội nhiễm da, để lại sẹo làm mất thẩm mỹ. Tuy nhiên biến chứng của thủy đậu có nguy cơ bị nhiễm trùng da, viêm phổi, rối loạn tâm thần, hôn mê, viêm não, co giật,… nguy hiểm nhất là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tại Việt Nam, thủy đậu được tính vào nhóm 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp và tỷ lệ lây lan cao nhất, dễ bùng phát thành dịch. Bệnh ảnh hưởng nặng nề đến nhóm trẻ em dưới 12 tháng và tăng nguy cơ mắc bệnh zona về sau lên đến 4,5 lần so với lứa tuổi khác.

2. Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu ở trẻ nhỏ có dấu hiệu xuất hiện những mụn nước li ti, màu đỏ và phát ban rải rác trên bề mặt da của trẻ. Bệnh được chia làm 4 giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thủy đậu có thời gian ủ bệnh khoảng 14 - 16 ngày, phát triển trong vòng khoảng 10 - 21 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh thủy đậu. Ở giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng nên khó để biết bản thân đang mắc bệnh.
  • Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này bệnh nhân có các triệu chứng như: sốt nhẹ, chán ăn, uể oải,… Một số trường hợp bệnh nhân có triệu chứng: nổi hạch sau tai, viêm họng. Các biểu hiện ở giai đoạn khởi phát có thể gần giống với triệu chứng của các bệnh cảm cúm thông thường vì vậy phụ huynh dễ chủ quan và bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị bệnh ở giai đoạn sơ khai.
  • Giai đoạn phát bệnh: Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh đã trở nên rõ ràng với sự xuất hiện của những hồng ban sau đó biến thành các mụn nước ngứa, chứa đầy dịch nhiều lứa tuổi (đầu tiên dịch trong sau đó hóa đục) và cuối cùng là đóng mày. Ban đầu có thể xuất hiện trên ngực, lưng và mặt, sau đó lan ra toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bên trong miệng, mí mắt hoặc vùng sinh dục. Mụn nước gây khó chịu, nếu để mụn nước vỡ tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Giai đoạn hồi phục: Nếu được điều trị đúng cách, trẻ có thể hồi phục sau mắc bệnh trong vòng 7 - 10 ngày. Các nốt mụn nước sẽ khô và đóng vảy sau đó bong tróc ra.

3. Điều trị

  • Điều trị đặc hiệu: Acyclovir có tác dụng:

- Rút ngắn thời gian nổi bóng nước, giảm tổn thương da

- Phòng ngừa biến chứng ở trẻ suy giảm miễn dịch

- Hiệu quả cao nếu được sử dụng khi phát hiện bệnh sớm trong giai đoạn khởi phát.

  • Điều trị triệu chứng;

- Chống ngứa: Thuốc kháng histamine, thoa lotion kẽm, xanh methylen

- Giảm đau, hạ sốt: dùng Paracetamol, không dùng Aspirine vì có thể gây hội chứng Reye

Bôi thuốc tránh cho trẻ ngứa, gái và làm vỡ mụn nước

  • Điều trị biến chứng:

- Bội nhiễm: kháng sinh khi có chỉ định

- Viêm não, viêm phổi, co giật, hôn mê, rối loạn tâm thần...

  • Chăm sóc vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ chú ý tránh cào gãi làm vỡ các mụn nước
  • Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp đầy đủ vitamin, chế biến thức ăn lỏng, mềm dễ nuốt, để ngừa sẹo thâm nê tránh ăn các loại thực phẩm: rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ nếp.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây nhằm cung cấp vitamine, khoáng chất giúp tăng đề kháng cho bé

4. Phòng ngừa

  • Cách ly tránh lây lan nhất là trong môi trường nhà trẻ với trẻ bị bệnh từ 7 – 10 ngày
  • Tạo cho trẻ miễn dịch chủ động: khi trẻ >1 tuổi tiêm vắc xin phòng thủy đậu đầy đủ
  • Thủy đậu ở trẻ em là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, rất dễ lây lan thông qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Đặc biệt với trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin khi cùng sinh hoạt chung ở môi trường như nhà trẻ, trường học,… thủy đậu dễ lây qua việc tiếp xúc với các vật dụng chung như đồ chơi hoặc vật dụng cá nhân.
  • Trẻ em với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên là đối tượng dễ bị tấn công bởi virus thủy đậu. Bên cạnh đó, trẻ còn quá nhỏ để tự bảo vệ mình trước các tác nhân có thể gây bệnh khi tiếp xúc ở môi trường xung quanh, vì vậy trẻ có thể thoải mái chơi chung, ăn, ngủ cùng các bạn điều này vô tình khiến bệnh dễ lây lan hơn.

Nếu trẻ có những triệu chứng của thủy đậu, ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Nhi để được bác sĩ thăm khám và đưa ra chỉ định cho trẻ có thể điều trị tại nhà hay cần chăm sóc y tế tại bệnh viện. Với đội ngũ chuyên khoa Nhi giàu kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ sẽ tư vấn thăm khám và điều trị tốt nhất cho bé.

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN