HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA TAF Ở PHỤ NỮ MANG THAI NHIỄM HBV VÀO GIAI ĐOẠN ĐẦU VÀ GIỮA THAI KỲ

HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA TAF Ở PHỤ NỮ MANG THAI NHIỄM HBV VÀO GIAI ĐOẠN ĐẦU VÀ GIỮA THAI KỲ

1. Mở đầu:

- TAF (Tenofovir Alafenamid Fumarat) là thuốc ức chế virus thuộc nhóm ức chế phiên mã ngược nucleotid dùng để điều trị viêm gan siêu vi B mạn ở người lớn và trẻ em >12 tuổi từ cuối năm 2016 và là thuốc đã được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận.Ưu điểm của thuốc này là hiệu quả ức chế virus viêm gan B tốt và gây ra ít tác dụng phụ hơn TDF(Tenofovir Disoproxil Fumarat).

- TAF đã được dùng ở phụ nữ mang thai nhiễm HBV(Hepatitis B virus) vào giai đoạn cuối (>28 tuần) của thai kỳ, tuy nhiên chưa có dữ liệu về sự an toàn và hiệu quả của thuốc này vào giai đoạn đầu (<14 tuần) và giữa (14-28 tuần) thai kỳ.

- Đề tài nghiên cứu đánh giá sự an toàn và hiệu quả của TAF ở phụ nữ mang thai nhiễm HBV mạn vào giai đoạn đầu và giữa thai kỳ đã được nhóm các nhà khoa học:Ruochan Chen,Ju Zou,Liyuan Long,Haiyue Huang,Min Zhang,Xuegong Fan và Yan Huang nghiên cứu từ tháng 1/2019 đến tháng 1/2021,tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Xiangya,Đại học Trung Nam Trung Quốc; phòng xét nghiệm viêm gan siêu vi Hồ Nam Trung Quốc

2. Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu

- Tiêu chuẩn chọn bệnh:  Người trên 20 tuổi; Viêm gan B hoạt động (ALT ≥ 2 giới hạn trên của giá trị bình thường và HBV DNA >100.000 IU/ml) ; giai đoạn đầu của thai kỳ (thai kỳ <14 tuần), hoặc thai kỳ giữa (14 đến 28 tuần thai kỳ).

- Tiêu chuẩn loại trừ: Đồng nhiễm HAV, HCV, HDV, HEV, HIV, giang mai hoặc Toxoplasma gondii; sử dụng các loại thuốc kháng vi-rút HBV khác dưới dạng đơn trị liệu hoặc kết hợp với TAF trong thời kỳ mang thai; tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng khác; bằng chứng về ung thư biểu mô tế bào gan, xơ gan và các bệnh gan khác như bệnh gan tự miễn, bệnh Wilson, bệnh gan do rượu hoặc viêm gan do thuốc; được hóa trị hoặc liệu pháp ức chế miễn dịch như thuốc gây độc tế bào hoặc steroid.

- Phụ nữ mang thai được chọn chỉ định sử dụng TAF trong suốt giai đoạn đầu và giữa thai kỳ và được theo dõi đến 6 tháng sau sinh. Những đứa trẻ sinh ra được tiêm HBIG ( Globulin miễn dịch viêm gan B).Nghiên cứu nhằm:

+ Đánh giá về sự an toàn của thuốc TAF ở mẹ và bé

+ Đánh giá hiệu quả của thuốc TAF làm giảm nồng độ HBV vào thời điểm sinh và tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con.

3. Kết quả nghiên cứu:

- Trong số 98 bà mẹ được nghiên cứu có 31 bà mẹ được dùng TAF vào giai đoạn đầu thai kỳ và 57 bà mẹ được dùng TAF vào giai đoạn giữa thai kỳ. Tuổi các bà mẹ nghiên cứu trung bình là 29 (+/- 3,81).

- Tại lúc sinh 98 (100% )bà mẹ được ghi nhận nồng độ HBV-DNA < 200.000 IU/L.

- 98 (100%) trẻ sinh ra không có dị tật bẩm sinh.

- Tỉ lệ lây truyền từ mẹ sang con là 0%.

- Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo ở cả bà mẹ và trẻ sơ sinh.

- Không có tổn thương chức năng gan nghiêm trọng xảy ra ở bất kỳ bà mẹ nào.

4. Kết luận:

- Dùng TAF ở giai đoạn đầu và giữa thai kỳ an toàn cho cả mẹ và bé.

- TAF có hiệu quả kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mẹ và ngăn cản lây truyền HBV từ mẹ sang con.

BS CKI Trần Ngọc Hưng - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ

 

 

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN