CẨN TRỌNG HIỆN TƯỢNG ĐI CẦU RA MÁU TƯƠI

CẨN TRỌNG HIỆN TƯỢNG ĐI CẦU RA MÁU TƯƠI

1. Triệu chứng:

Đi cầu ra máu tươi là dấu hiệu khi đi ngoài phân lẫn máu có thể thành tia, nhỏ giọt, dính giấy vệ sinh, khi có những dấu hiệu này không nên coi thường đây là bệnh lý tiêu hóa thông thường và có thể biểu hiện những bệnh lý nguy hiểm hơn, cần được chẩn đoán và xử lý sớm.

2. Những nguyên nhân đi cầu ra máu tươi:

  • Bệnh trĩ: Ở Việt Nam bệnh khá phổ biến từ 40% - 50% nguyên nhân là do giãn nở phì đại tĩnh mạch trực tràng, hậu môn quá mức. Tình trạng rặn mạnh khi đi đầu, tư thế ngồi lâu… Nếu tình trạng ra máu tươi kéo dài nhỏ giọt hoặc thành tia kéo dài khiến người bệnh thiếu máu, suy kiệt cơ thể cần phải can thiệp kịp thời.
  • Táo bón: Phân vón cục lớn, khô cứng, đi ngoài phải rặn mạnh dễ gây viêm xướt niêm mạc trực tràng hậu môn.
  • Nứt kẻ hậu môn: Do táo bón lâu ngày gây sưng, xướt, rách hậu môn có thể gây biến chứng lở loét, nhiễm khuẩn hậu môn.
  • Polype trực tràng: Là niêm mạc trực tràng tăng trưởng nhanh của lớp niêm mạc ruột, hình thành khối u lành tính cần phải được can thiệp sớm để tránh biến chứng ung thư.
  • Viêm đại trực tràng: Viêm loét đại trực tràng thường gây đi cầu máu tươi kèm dịch nhầy mủ, đau bụng dưới.
  • Ung thư đại trực tràng: Khi đi cầu máu đỏ tươi có lớp dịch nhầy mùi hôi tanh phủ trên lớp phân, đau bụng, bụng chướng, mệt mỏi sụt cân, ung thư đại trực tràng gây tử vong cao nếu không được điều trị sớm. Bệnh giai đoạn đầu dễ nhầm với bệnh trĩ.

3. Các biến chứng:

  • Suy giảm sức đề kháng
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt
  • Sụt cân
  • Thiếu máu

4. Các xét nghiệm tìm nguyên nhân:

  • Công thức máu, tìm máu ẩn trong phân
  • Nội soi đại trực tràng
  • Siêu âm bụng
  • Chụp CT, MRI

5. Dự phòng:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp chất xơ.
  • Uống nhiều nước để loại bỏ độc tố trong cơ thể.
  • Hạn chế đồ ăn không tốt như chiên, đồ cay nóng… và đồ uống có chất kích thích.
  • Không đọc báo, truyện và chơi điện thoại trong khi đi ngoài, tập thoái quen đi ngoài đúng giờ, không nhịn đi ngoài…
  • Không ngồi lâu
  • Rèn luyện thể dục
  • Vệ sinh vùng hậu môn

Khi đi cầu ra máu tươi cần đến cơ sở uy tín để được tư vấn, thăm khám và điều trị thích hợp tùy theo nguyên nhân và mức độ mắc phải. Trường hợp nặng cần sử dụng các công nghệ hiện đại trực tiếp can thiệp.

BS CKI Nguyễn Vũ Phát - Phó giám đốc chuyên môn hệ Ngoại

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN