BỆNH MỤN TRỨNG CÁ: CĂN NGUYÊN, TỔN THƯƠNG VÀ ĐIỀU TRỊ

BỆNH MỤN TRỨNG CÁ: CĂN NGUYÊN, TỔN THƯƠNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Bệnh mụn trứng cá thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và người lớn trẻ. Bệnh lành tính nhưng gây sẹo mất thẩm mỹ, vì vậy cần được điều trị sớm, đúng và đủ tại các cơ sở y tế để làm giảm mức độ nghiêm trọng gây ra.

1. Căn nguyên sinh bệnh

  • Tăng sinh chất bã nhờn
  • Sừng hóa bất thường ở lỗ nang lông
  • Sự khu trú và sinh sản của vi khuẩn ở nang lông đưa đến hiện tượng viêm

2. Tổn thương căn bản

Bệnh mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, trán, ngực, lưng trên và vai. Thương tổn đa dạng gồm sẩn, mụn mủ, nốt nang, sẹo.

  • Thương tổn viêm

- Thường xuất hiện những sấn nhỏ có quầng viêm xung quanh

- Nốt: cục sưng, mềm, lớn. Các cục sâu có thể tạo áp xe, để lại sẹo xấu

  • Thương tổn không viêm

- Nhân trứng cá mở (mụn đầu đen)

- Nhân trứng cá đóng (mụn đầu trắng). Là những chấm nhỏ vài mm, màu trắng ngà, mọc dưới da

3. Yếu tố bộc phát

  • Nội tiết: mụn trứng cá trước kỳ kinh thường gặp ở phụ nữ
  • Thức ăn: hạn chế thức ăn kích thích hưng phấn như bia, rượu, chè, cà phê, ớt, hạt tiêu. Tránh táo bón: ăn nhiều rau.
  • Thần kinh: tránh căng thẳng tinh thần, lo lắng quá mức, không ngủ được.
  • Chăm sóc da mặt: Không rửa mặt bằng xà phòng, bất kể xà phòng gì vì càng làm tăng tiết chất bã.

4. Điều trị nguyên tắc

  • Tác động lên trạng thái da dầu
  • Tác động lên quá trình sừng hóa nang lông
  • Tác động lên vi khuẩn Propionibacterium, nấm Microsporum ovale
  • Kết hợp với dự phòng.

Vì vậy, cần được điều trị sớm để làm giảm mức độ nghiêm trọng gây ra. Khi có dấu hiệu bệnh mụn trứng cá, bạn nên liên hệ phòng khám da liễu để được tư vấn và điều trị. Tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ chuyên khoa da liễu là một trong những chuyên môn uy tín, là nơi lựa chọn cho người bệnh.

BS CKI.Nguyễn Hoàng Liên - Bác sĩ chuyên khoa Da liễu

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN