PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU GÃY XƯƠNG, CHẤN THƯƠNG

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU GÃY XƯƠNG, CHẤN THƯƠNG

I. NGUYÊN NHÂN VÀ CHỨC NĂNG PHỤC HỒI VẬT LÍ TRỊ LIỆU SAU GÃY XƯƠNG, CHẤN THƯƠNG

Trong cuộc sống hàng ngày vì một lý do nào đó bị chấn thương thể thao hay lao động, tai nạn giao thông… dẫn đến chấn thương khớp, dây chằng hay các phần mềm cơ quan vận động. Điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau chấn thương, sau phẫu thuật là vấn đề rất khó khăn vì những bệnh nhân sau chấn thương, sau phẫu thuật rất phức tạp và đa dạng.

Chấn thương cơ quan vận động bao gồm những thương tổn như: gãy xương, đứt dây chằng, đụng giập phần mềm hay các vết thương..v..v…

Sau gãy xương sẽ gây ra hiện tượng cứng khớp, teo cơ và giảm chức năng sinh hoạt do các khớp xương của người bệnh phải trải qua một thời gian dài bất động bằng bột, dụng cụ chỉnh hình. Do đó, việc hỗ trợ điều trị gãy xương bằng vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau khi gãy xương - chấn thương có vai trò quan trọng giúp tăng tuần hoàn máu, tăng chuyển hoá, giãn cơ, giảm đau, sớm hồi phục chức năng vận động.

1. Nguyên tắc điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng

– Tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương, liền tổ chức

– Giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng (hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ-hội chứng Sudeck).

– Duy trì tầm vận động khớp, ngừa teo cơ.

– Phục hồi chức năng các hoạt động tinh tế bàn tay, bàn chân sau bất động

2. Các phương pháp và kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng

  • Dùng nhiệt:

- Chườm lạnh: trong tất cả các tổn thương do chấn thương đều có thể sử dụng phương pháp nhiệt lạnh.Chườm lạnh nên áp dụng ngay từ sau chấn thương và kéo dài khi mà vùng chấn thương vẫn sưng, thường 1-2 tuần đầu

- Chườm nóng: Có tác dụng làm mềm tổ chức, tăng cường máu đến vùng chấn thương. Chườm nóng trước và trong khi tập luyện làm tăng khả năng phục hồi cho chi thể. Dùng túi chườm nước nóng, parafin, chườm lên chỗ đau để luyện tập. 

Chú ý: Không được dùng nhiệt sóng ngắn, siêu âm điều trị cho toàn chi có đinh, nẹp vít vòng thép kim loại nóng lên có thể làm hỏng tổ chức, dễ gây viêm rò.

  • Tập vận động thụ động, chủ động khớp.
  • Tập đi: Dùng nạng nách tập đi khi xương chưa liền ( với gãy xương chi dưới). Giai đoạn tiếp theo, dùng gậy chống lúc xương đã gần liền vững. Nhiều người thích dùng gậy chống bên chân đau nên đã làm dáng đi bị xấu đi. Phải tập cho quen chống gậy bên chân lành và khi bước chân lành ra trước thì sức nặng trên chân đau và gậy chống sẽ cùng chịu một lúc.
  • Gia tăng lực cơ chi đau: Tập tăng sức căng của cơ ( Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ ).tập co cơ (khi khớp đỡ đau)
  • Hoạt động trị liệu: Bài tập chức năng cổ bàn tay như cầm thả vật, vắt khăn, mở nắm chai lọ, mặc và cởi quần áo, lăn bóng, lật trang sách, lật quân bài, vắt chặt miếng xốp, phủi bụi,… Tập sinh hoạt thông thường: Cần tập làm động tác trong sinh hoạt bằng lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà,

Thời gian tập thường từ 6 tháng đến 2 năm, tùy theo mức độ thương tổn. Ngoài ra để việc trị liệu đạt hiệu quả cao, người bệnh cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước. hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

II. CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN

1. Bệnh nhân chấn thương, tổn thương phần mềm, không bị gãy xương

Thường bệnh nhân bị bất động sau chấn thương, nhiều trường hợp sẽ phải bó bột

2 tuần đầu:

  • Nhiệt trị liệu: Chườm lạnh ngắt quãng, ngày chườm 3-5 lần. Mỗi lần 20-10 phút. Sẽ giúp giảm phù nề, giảm đau và tăng cường dinh dưỡng cho cơ, thời gian khoảng 1- 2 tuần đầu
  • Tập luyện cơ: Tập tĩnh có đẳng trường ( kể cả trong bột)
  • Tập luyện các khớp các cơ liên quan hỗ trợ

2 - 4 tuần: Thường là được giải phóng sự bất động, có 4 luyện tập cơ bản.

  • Nhiệt trị liệu: Chườm nóng để giúp tăng cường dinh dưỡng , mềm tổ chức, giúp cho tập luyện hiệu quả hơn
  • Tập sức mạnh cơ ( Những nhóm cơ ít chịu tổn thương, tập phục hồi trước.)
  • Các bài tập xoa bóp, nắn đẩy mạnh lưu thông mạch máu.
  • Tập duy trì sức cơ, tạo thế cho cơ vận động. ( những nhóm cơ tổn thương nặng)

4 – 8 tuần:

  • Nếu việc luyện tập có tiến triển tốt, thuận lợi có thể tiến hành tập luyện tăng cường độ cũng như biên độ luyện tập. Cố gắng luyện tập tốt, khoảng thời gian này cơ  còn yếu, tuy đã lấy lại được cảm giác nhưng bạn cần tập luyện hơn để vận động được linh hoạt.
  • Có thêm các lực đối kháng nhau như các đoạn dây thun co giãn để tăng cường thêm sức mạnh cơ bắp.
  • Tập các hoạt động sinh hoạt hang ngày. Trở về cuộc sống bình thường

2. Bệnh nhân gãy xương điều trị bảo tồn (bó bột)

2 - 8 tuần đầu: Bệnh nhân được bó bột hoặc kéo liên tục

  • Nhiệt trị liệu: chườm lạnh ngắt quãng, ngày chườm 3-5 lần. Mỗi lần 20-10 phút. Sẽ giúp giảm phù nề, giảm đau và tăng cường dinh dưỡng cho cơ
  • Tập luyện cơ: tập tĩnh có đẳng trường ( kể cả trong bột)
  • Tập luyện các khớp các cơ liên quan hỗ trợ

 8-12 tuần: Thường bệnh nhân được tháo bỏ bột

  • Nhiệt trị liệu: chườm nóng để giúp tăng cường dinh dưỡng , mềm tổ chức, giúp cho tập luyện hiệu quả hơn
  • Tập sức mạnh cơ ( Những nhóm cơ ít chịu tổn thương, tập phục hồi trước.)
  • Các bài tập xoa bóp, nắn đẩy mạnh lưu thông mạch máu.
  • Tập duy trì sức cơ, tạo thế cho cơ vận động. ( những nhóm cơ tổn thương nặng)
  • Nếu việc luyện tập có tiến triển tốt, thuận lợi có thể tiến hành tập luyện tăng cường độ cũng như biên độ luyện tập. Cố gắng luyện tập tốt, khoảng thời gian này cơ, xương  còn yếu, tuy đã lấy lại được cảm giác nhưng bạn cần tập luyện hơn để vận động được linh hoạt.
  • Có thêm các lực đối kháng nhau như các đoạn dây thun co giãn để tăng cường thêm sức mạnh cơ bắp.
  • Tập vận động chịu lực tỳ đè tăng dần với xương bị tồn thương

Sau 12 tuần:

  • Duy trì tập luyện sức mạnh cơ, tập luyện chịu lực của xương
  • Luyện tập hoạt động trị liệu

3. Bệnh nhân gãy xương điều trị phẫu thuật

Thường bệnh nhân sẽ bất động sau phẫu thuật vì sợ đau, nhiều trường hợp sẽ phải bó bột vì kết xương không vững. Nếu bệnh nhân bị bó bột tăng cường sau phẫu thuật thì tập luyện như bệnh nhân điều trị bảo tồn. Nếu bệnh nhân kết xương vững thì điều trị tập luyện như sau:

Tuần đầu tiên

  • Nhiệt trị liệu: chườm lạnh ngắt quãng, ngày chườm 3-5 lần. Mỗi lần 20-10 phút. Sẽ giúp giảm phù nề, giảm đau và tăng cường dinh dưỡng cho cơ
  • Tập luyện cơ: tập tĩnh có đẳng trường ( kể cả trong bột)
  • Tập luyện các khớp các cơ liên quan hổ trợ và các khớp có thể được tập

Chú ý: phải tôn trọng các chống chỉ định của phẫu thuật viên

2- 4 tuần: Thường là được giải phóng sự bất động, có 4 luyện tập cơ bản.

  • Nhiệt trị liệu: chườm nóng để giúp tăng cường dinh dưỡng , mềm tổ chức, giúp cho tập luyện hiệu quả hơn
  • Tập sức mạnh cơ
  • Các bài tập xoa bóp, nắn đẩy mạnh lưu thông mạch máu.
  • Nếu việc luyện tập có tiến triển tốt, thuận lợi có thể tiến hành tập luyện tăng cường độ cũng như biên độ luyện tập. Cố gắng luyện tập tốt, khoảng thời gian này cơ còn yếu, tuy đã lấy lại được cảm giác nhưng bạn cần tập luyện hơn để vận động được linh hoạt.
  • Tập luyện chịu lực tỳ đè với các xương gãy trong chỉ định của phẫu thuật viên

4 – 8 tuần:

  • Có thêm các lực đối kháng nhau như các đoạn dây thun co giãn để tăng cường thêm sức mạnh cơ bắp.
  • Tập tỳ đè, tập đi lại
  • Tập các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Trở về cuộc sống bình thường

Với những trường hợp gặp phải biến chứng, cần theo dõi sát sao, cẩn thận, các bài tập chỉ có thể được thực hiện khi các khớp xương thực sự ổn định. các biến chứng cần được điều trị trước khi bắt đầu vào các bài tập này.

Lưu ý : Bệnh nhân không được xoa bóp bằng các thuốc xoa bóp, rượu gừng…. vào chỗ xương gãy sẽ tạo cals xù và làm chậm quá trình liền xương.

Đặc biệt không được đắp thuốc lá vào các khớp vì sẽ làm cho khớp đó cứng hơn, khó vận động về sau.

 

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN