TÌM HIỂU CƠ CHẾ ĐÔNG CẦM MÁU TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT NGHIỆM

TÌM HIỂU CƠ CHẾ ĐÔNG CẦM MÁU TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT NGHIỆM

Giới thiệu về cơ chế đông cầm máu

Đông cầm máu là quá trình sinh lý và sinh hóa, là sự thay đổi tình trạng vật lý của máu do biến chuyển của protein hòa tan thành dạng gel rắn nhằm hạn chế sự mất máu ở nơi có tổn thương thành mạch. Quá trình này gồm 3 giai đoạn: cầm máu ban đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết. Trong đó, giai đoạn đông máu huyết tương đóng vai trò thiết yếu cho sự hình thành sợi huyết (sợi fibrin không hòa tan).

Sự hoạt hóa đông máu huyết tương có thể phát động bằng đường nội sinh hoặc ngoại sinh. Cả hai con đường đều dẫn đến sự hình thành phức hợp prothrombinase, là yếu tố tác động chuyển prothrombin thành thrombin - một enzym xúc tác chuyển fibrinogen thành fibrin.

Con đường đông máu nội sinh xảy ra khi có sự tiếp xúc với bề mặt tích điện âm (cấu trúc dưới nội mạch huyết quản in vivo, thủy tinh hoặc kaolin in vitro) và được đánh giá bằng xét nghiệm thời gian Thromboplastin hoạt hóa từng phần (APTT).

Sơ đồ đông máu huyết tương

Kết quả

Được biểu hiện qua 2 giá trị:

+ APTT giây: 28-32 giây. Tuy nhiên, mỗi phòng xét nghiệm nên tự thiết lập một khoảng tham chiếu riêng của mình.

+ rAPTT (Tỷ lệ APTT bệnh/ APTT chứng): 0,8-1,2

Trong trường hợp APTT kéo dài cần kiểm tra xem hiện tại bệnh nhân có sử dụng thuốc chống đông không. Trong trường hợp bệnh nhân không sử dụng, cần lấy lại mẫu bệnh phẩm để kiểm tra. Nếu kết quả vẫn kéo dài, trả kết quả cho bệnh nhân. Khi giá trị APTT lớn hơn khoảng đo của máy, trả kết quả: APTT > 100 giây, rAPTT > 5.

Kết hợp kết quả xét nghiệm APTT cùng các xét nghiệm đông máu vòng đầu khác để đưa ra các chỉ định xét nghiệm tiếp theo (nếu cần). Một số xét nghiệm như: Nghiệm pháp trộn (Mix test), kháng đông lưu hành, định lượng yếu tố đông máu, anti Xa.

__ __

Theo Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN