TÁN SỎI QUA NỘI SOI - KHÔNG CÓ VẾT MỔ VÀ BIẾN CHỨNG

TÁN SỎI QUA NỘI SOI - KHÔNG CÓ VẾT MỔ VÀ BIẾN CHỨNG
Cách đây 1 tháng, cụ ông T.A. (76 tuổi) được người nhà đưa đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ trong tình trạng đau hông lưng phải, ăn uống kém, sưng phù 2 chi.
Cụ T.A. cho biết, “5 tháng trước, tôi có triệu chứng người mệt mỏi, ăn uống kém, phù 2 chi dưới được khám tại Phòng khám với chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối, sau đó được mổ AVF nối thông động tĩnh mạch dự phòng để chạy thận nhân tạo chu kỳ.”
Qua thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm máu, chụp CT Scaner không thuốc cản quang, cụ ông được chẩn đoán sỏi niệu quản chậu bên phải/ suy thận mạn giai đoạn cuối/ thiếu máu mạn, có chỉ số Ure 34.70 mmol/l, Creatinin 640.10 mmol/l.
 
Hình ảnh chụp CT Scaner không thuốc cản quang trước khi phẫu thuật
BS CKI Thủy Châu Quý – Trưởng khoa Ngoại tổng hợp cho biết: “Sau khi đội ngũ bác sĩ hội chẩn cùng Ban giám đốc, chúng tôi quyết định thực hiện phẫu thuật tán sỏi niệu quản phải ngược dòng nội soi theo đường ống tự nhiên của cơ thể nên không có vết mổ và biến chứng của phẫu thuật. Trong và sau khi tán sỏi, bệnh nhân ổn định, giảm suy thận, ăn uống tốt.
Ngày 29.8.2022 vừa qua, cụ ông T.A. vào viện hẹn tái khám rút Sonde JJ niệu quản phải với triệu chứng suy thận giảm. Qua tái khám, tình trạng lâm sàng của cụ ông cải thiện rõ rệt, ăn uống tốt, không phù với chỉ số Ure 22.75mmol/l, Creatinin 553,71mmol/l.
 
Sức khỏe cụ ông T.A. khi tái khám đã ổn định, ăn uống tốt, không sưng phù 2 chi
Qua trường hợp này bác sĩ khuyên mọi người nếu bị giai đoạn cuối không nên hoang mang làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Khi có các triệu chứng như: mệt mỏi, ăn uống kém, đau hông lưng, sưng phù 2 chi… thì chủ động đến cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để tìm kiếm giải pháp hiệu quả và điều trị phù hợp.

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN