Rối loạn tiền đình là một tình trạng bệnh lý liên quan đến cơ quan tiền đình tai trong và hệ thống thần kinh, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng, buồn nôn. Rối loạn tiền đình là một rối loạn sức khoẻ thường gặp ở người trung niên và người già. Ngày nay với áp lực công việc ngày càng tăng, độ tuổi thường mắc cũng trẻ hoá hơn. Rối loạn tiền đình thực sự mang lại nhiều bất tiện cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa biết cách chăm sóc khi bị rối loạn tiền đình.
I. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
- Các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên như: chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm dây thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, viêm mê nhĩ, bệnh Meniere, u dây thần kinh 8, rò ngoại dịch, viêm tai giữa cấp tính và dị vật ống tai ngoài.
- Một số rối loạn chuyển hoá có thể gây rối loạn tiền đình như: suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết.
- Các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình trung ương thường gặp: nhồi máu não, xuất huyết não, migraine, nhiễm trùng não, u não, chấn thương, bệnh xơ cứng rải rác…
- Một số nguyên nhân khác gây rối loạn tiền đình:
- Tuổi : người trên 40 tuổi dễ mắc hơn người trẻ do rối loạn chức năng của một số cơ quan.
- Căng thẳng, stress hoặc sử dụng quá nhiều rượu bia.
- U thần kinh thính giác.
- Ngộ độc tế bào thần kinh thính giác khi sử dụng một số loại thuốc và hoá chất để trị bệnh.
- Cổng tiền đình giãn rộng.
II. Triệu chứng
III. Phòng ngừa và chăm sóc
Bên cạnh việc điều trị nội khoa thì cách chăm sóc cho người bị rối loạn tiền đình cũng rất cần thiết. Việc này giúp người bệnh mau hồi phục hơn, đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
- Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ:
- Tuân thủ chế độ dùng thuốc của bác sĩ khi được kê đơn: đúng loại thuốc, đúng đường dùng, liều dùng, đúng thời gian.
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn.
- Khi gặp các biểu hiện bất thường dù đang dùng thuốc, báo ngay cho bác sĩ điều trị.
- Thay đổi chế độ ăn uống khoa học hơn:
- Khi cơ thể mà được bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp cho phục hồi những chức năng, và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, những triệu chứng của rối loạn tiền đình cũng sẽ được kiểm soát, và thuyên giảm đáng kể.
- Bổ sung thực phẩm giàu folate: các loại đậu, các loại rau màu xanh đậm: đậu bắp, cải xanh, mồng tơi…
- Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B6 ( khoai tây, cá, thịt gà, bí đỏ, khoai lang), vitamin C (chanh, cà chua, bưởi, đu đủ, ổi, cam..), vitamin D (ngũ cốc, trứng, sữa, cá…)
- Hạn chế các thức ăn chiên, nướng, nhiều dầu mỡ. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá gây ảnh hưởng thần kinh trung ương. Không sử dụng cafein gây tăng triệu chứng ù tai.
- Uống đủ nước 2 lít mỗi ngày.
- Thay đổi chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý:
- Không thay đổi tư thế đột ngột. VD đang nằm nhưng muốn đứng lên thì cần ngồi lên trước khoảng vài phút, sau đó đứng lên và di chuyển từ từ. Nếu có người hỗ trợ càng tốt.
- Sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá mệt mỏi nhưng thời gian nghỉ ngơi quá ngắn gây mệt mỏi kéo dài sẽ gây nặng thêm.
- Khi làm việc, mỗi 1 – 2h nên đứng lên đi lại vài phút, tránh ngồi quá lâu.
- Khi có triệu chứng chóng mặt, ù tai thì nên tạm ngưng công việc và nghỉ ngơi.
- Ngủ đủ giấc, tốt nhất nên tập đi ngủ trước 23h.
- Thực hiện luyện tập một số bài tập thể dục:
Một số bài tập phù hợp cho người bị rối loạn tiền đình như:
- Lắc lư hai bên: Nên chuẩn bị ở tư thế thẳng người, và lưng áp sát vào gần với tường, hai chân cần chụm lại gần nhau, và tay thả lỏng theo thân người, mắt nhắm chặt lại, bắt đầu lắc lư tay qua hai bên trái và phải. Duy trì động tác này trong khoảng 30 giây, và mở mắt ra.
- Lắc lư trước sau: Đứng thẳng người, và hai chân mở rộng bằng vai, 2 tay thả lỏng xuống. Người bệnh sẽ từ từ buôn thẻ người về phía trước và phía ra sau một cách nhẹ nhàng, và trọng lượng cơ thể lúc này sẽ dồn vào gót chân, những ngón chân sẽ rời khỏi sàn. Vai và hông sẽ chuyển động cùng nhau. Nên giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 phút rồi có thể quay lại trạng thái ban đầu.
- Dậm chân tại chỗ: Sau khi kết thúc những bài tập thì người bệnh nên thực hiện động tác dậm chân tại chỗ để cơ thể có thể thả lỏng. Người bệnh nên thực hiện thao tác này trong khoảng 3 phút.
- Áp dụng một số phương pháp dân gian:
Một số biện pháp dân gan có thể gíup thuyên giảm triệu chứng bệnh:
- Ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ, có thể thêm một chút gừng vào nước ngâm chân.
- Massage vùng mặt, cổ, thái dương, hai bên ổ mắt có thể giúp giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt.
- Bấm huyệt: một số huyệt vùng đầu mặt cổ khi được day, bấm huyệt từ 5 – 10 phút để giảm triệu chứng bệnh.
Điều dưỡng Trưởng khoa Nội: Nguyễn Thị Hà Giang