HIỂM HỌA TỪ NHỮNG THỦ THUẬT DÂN GIAN KHI BỊ HÓC XƯƠNG CÁ

HIỂM HỌA TỪ NHỮNG THỦ THUẬT DÂN GIAN KHI BỊ HÓC XƯƠNG CÁ
Tình trạng cấp cứu mắc dị vật xương cá rất phố biến, nguyên nhân thực tế thường gặp do quá trình ăn uống nhanh, nuốt vội, không nhai kỹ thức ăn nhỏ ra nên dị vật nằm bên trong khó nhận biết. Khi đó, xương cá được đưa xuống đường tiêu hóa, đâm thủng dạ dày, làm tổn thương những động mạch xung quanh.
 
Đa số người dân khi bị mắc xương cá hay áp dụng các biện pháp dân gian như: nuốt cơm, nuốt nước, nuốt rau hay nhờ người đè ngược vuốt cổ, xoay muỗng đũa trên bàn ăn… có thể may mắn giúp hết hóc xương. Tuy nhiên những cách này chưa có sự kiểm chứng khoa học nhưng lại gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng thực quản, tắc ruột, tràn thức ăn vào phổi,…
 
Phát hiện dị vật 2 xương cá hóc vào thành môn dạ dày
 
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ tiếp nhận cấp cứu anh N. N (50 tuổi, trú tại Tam Tiến, H.Núi Thành) trong tình trạng đau bụng thượng vị.
Quá trình nội soi thăm khám, phát hiện dị vật 2 xương cá hóc vào thành môn dạ dày có kích thước d1= 21 x 3.8mm và d2= 9 x 4.4mm, hạng vị dạ dày có vết xước dài 7mm, đại tràng góc gan kèm theo bệnh lý niêm dạ dày trào ngược. Ngay sau đó, ekip bác sĩ đã tiến hành nội soi chẩn đoán can thiệp lấy dị vật qua nội soi.
 
BS CKI Lâm Thành Bay – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, người trực tiếp chẩn đoán và điều trị cho biết, rất may bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời điều trị, nếu đến muộn dễ dẫn đến viêm, loét, thậm chí thủng dạ dày gây viêm màng bụng, viêm phúc mạc.
Bác sĩ Bay cũng khuyến cáo người dân khi bị hóc xương KHÔNG NÊN chủ quan và dùng một số mẹo chữa hóc xương dân gian,… mà hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
 
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ sử dụng hệ thống nội soi hiện đại với trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm từ các bác sĩ chuyên khoa, sẽ giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, an toàn các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN