NHIỄM COVID-19 VÀ CÁC BỆNH HÔ HẤP KHÁC Ở TRẺ EM

NHIỄM COVID-19 VÀ CÁC BỆNH HÔ HẤP KHÁC Ở TRẺ EM

Đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Trẻ em, người già là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh. Gần đây thời tiết liên tục thay đổi liên tục làm giảm sức đề kháng trẻ em rất dễ mắc bệnh cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác cũng sẽ xuất hiện ở trẻ em. Đặc biệt trẻ đang mắc các bệnh về hô hấp lại rất đẽ nhiễm SARS COV-2 làm bệnh diễn biến nặng và kéo dài .

Không thể chẩn đoán nhiễm SARS COV-2 hay bị các bệnh về hô hấp do các nguyên nhân khác nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Xét nghiệm máu và lấy mẫu dịch tỵ hầu hoặc họng là xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt COVIG-19 và các bệnh về hô hấp khác

Các bệnh do COVID-19 và các bệnh về hô hấp khác như cúm, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản … ở trẻ em có thể khác nhau từ không có triệu chứng đến nặng đặc biệt ở trẻ có bệnh nền như: Hen phế quản, tim bẩm sinh, đái đường, béo phì…

Gần đây hiều bậc phụ huynh rất chủ quan với nhiễm COVID-19 tư tưởng “rồi ai cũng bị”, là “bệnh nhẹ như cảm cúm” nhiều phụ huynh tự test COVID và tự điều trị tại nhà dù kèm các bệnh nguy hiểm khác. Điều cực kỳ nguy hiểm

I. Làm thế nào có thể phân biệt giữa nhiễm COVID-19 và các bệnh đường hô hấp khác?

Khó phân biệt giữa nhiễm SARS-CoV-2 và các bệnh về hô hấp khác bằng các biểu hiện lâm sàng vì thường giống nhau.

Dưới đây là một số triệu chứng so sánh giữa virus COVID-19 và các bệnh về hô hấp do các nguyên nhân khác.

1. Covid-19 với cảm cúm và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

 

COVID-19

Cúm và các virus hô hấp trên

Dấu hiệu và triệu chứng

+ Sốt/lạnh run

+ Ho khan

+ Đau họng

+ Nghẹt mũi

+ Mệt mỏi

+ Đau nhức cơ/cơ thể

+ Nhức đầu

+ Mới mất mùi/vị

+ Các triệu chứng tiêu hóa - Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn

+ Các vấn đề về hô hấp như khó thở hoặc đau ngực

+ Sốt/lạnh run

+ Ho

+ Đau họng

+ Nghẹt mũi

+ Mệt mỏi

+ Đau nhức cơ/cơ thể

Thường không mất vị giác

+ Ít khả năng có các triệu chứng tiêu hóa (trừ trẻ em)

+ Khó thở - ít khi nhưng có thể xảy ra khi viêm phổi

Biến chứng

+ Viêm phổi

+ Suy hô hấp

+ Hội chứng suy hô hấp cấp tính

+ Nhiễm trùng huyết

+ Tổn thương tim

+ Suy đa cơ quan

+ Tình trạng bệnh mạn tính trở nặng

+ Viêm tim, não hoặc các mô cơ

+ Các biến chúng về tim mạch, thần kinh, viêm đa cơ quan

+ Cúm: Viêm phổi

+ Suy hô hấp

+ Hội chứng suy hô hấp cấp tính + Nhiễm trùng huyết

+ Tổn thương

+ Suy đa cơ quan

+ Tình trạng bệnh mạn tính trở nặng

+ Viêm tim, não hoặc các mô cơ

+ Nhiễm khuẩn thứ cấp

 

2. Covid-19 với các nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

 

COVID-19

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

(Viêm phế quản hoặc viêm phổi do vi khuẩn)

Triệu chứng

+ Khó thở

+ Sốt

+ Mệt mỏi

+ Đau ngực

+ Ho – thường ho khan (có đàm khi bội nhiễm)

+ Khó thở

+ Sốt

+ Mệt mỏi

+ Đau ngực

+ Ho - thường ho có đàm

Nhóm nguy cơ

+ Trẻ em

+ Người lớn tuổi.

+ Người có bệnh nền

+ Trẻ nhỏ

+ Người lớn tuổi

+ Người có bệnh nền

II. Điều trị - chăm sóc

1. Điều trị trẻ em mắc COVID-19

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị trẻ em mắc COVID-19 phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chuẩn trước và trong thời gian điều trị, phân loại trẻ bệnh theo mức độ và điều trị theo các mức độ nặng của bệnh;

Đảm bảo trẻ được bú mẹ, dinh dưỡng hợp lý theo mức độ nặng của bệnh, bù nước điện giải, vật lý trị liệu, sức khỏe tâm thần; điều trị triệu chứng: hạ sốt giảm ho, giảm đau…

Đối với trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ; Thì được cách ly tại nhà, theo dõi và chăm sóc theo hướng dẫn của Bộ Y tế (đối với tất cả các lứa tuổi).


Đối với trẻ mắc COVID-19 ở mức độ trung bình: Cân nhắc điều trị tại cơ sở y tế nếu trẻ có yếu tố nguy cơ (trẻ béo phì, tiểu đường, tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng..). Cần thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế trong việc chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà. Nếu có các triệu chứng bất thường như sốt cao liên tục; tức ngực; đau rát họng, ho; cảm giác khó thở; tiêu chảy; SpO2 < 96%; trẻ mệt, không chịu chơi; ăn/bú kém Thở nhanh; li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; khó thở, cánh mũi phập phồng; tím tái môi đầu chi; rút lõm lồng ngực; SpO2 < 95%.


Đối với trẻ mắc COVID-19 ở mức độ nặng- nguy kịch:  Nhập viện điều nhập viện điều trị theo hướng dẫn Bộ Y tế

2. Điều trị viêm hô hấp trên

Bệnh thường do virus không dùng kháng sinh khi không có bằng chứng nhiễm trùng. Dùng hạ sốt, thuốc giảm ho thảo dược, dung dịch vệ sinh mũi mũi họng

3. Điều trị viêm hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản, tiểu phế quản...)

Dùng thuốc hạ sốt nếu sốt cao, kháng sinh phổ rộng hay theo kinh nghiệm hoặc kháng sinh đồ, thuốc giãn phế quản, long đờm nếu khò khè tăng tiết. Cung cấp nước điện giải và dinh dưỡng đầy đủ…

Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ

Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN